Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
VGLF 2024: Tìm kiếm con đường riêng để phát triển phồn thịnh
Biến động khó lường và khó dự báo của thế giới đang đặt ra cho Việt Nam những bài toán về việc tìm kiếm con đường cho riêng mình để phát triển phồn thịnh…

Diễn ra trong hai ngày 30-31/3 (theo giờ địa phương) tại Paris (Pháp), Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng (VGLF) 2024 có chủ đề “Vươn mình trong biến động: Việt Nam và Con đường phía trước” đã tập trung thảo luận về 2 câu hỏi lớn: “Làm sao để kết nối nguồn lực nhằm phát huy tiềm lực và thúc đẩy thịnh vượng Việt Nam trong biến động” và “Làm sao để nâng tầm vị thế Việt Nam trên thế giới”.

Xoay quanh chủ đề này, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã có cuộc trao đổi nhanh với GS.TS Nguyễn Đức Khương, Giám đốc điều hành EMLV Business School, Chủ tịch Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) về vấn đề này.

Thưa ông, ông nhận định như thế nào về bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay?

Chúng ta đang sống trong một thế giới rất mới, nơi thế giới phẳng gặp gỡ với thế giới ảo, đan xen và hòa quyện. Những trở ngại cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu còn khá lớn khi mà các cuộc chiến tranh và các thách thức từ cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược liên tục tiếp diễn. Các công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo, thách thức về khí hậu và việc tái cấu trúc toàn cầu hóa đang đòi hỏi một cách tiếp cận mới để phát triển. Trong môi trường quốc tế thay đổi liên tục và khó dự đoán như vậy, Việt Nam cần tìm ra con đường riêng hướng tới sự bền vững, công bằng và thịnh vượng.

Con đường riêng của Việt Nam, theo ông, là như thế nào?

Nhiều dự báo cho thấy bức tranh kinh tế toàn cầu hiện vẫn còn nhiều màu xám nhưng sẽ chuyển dần sang màu sáng vào cuối năm. Điều này có nghĩa rằng kinh tế có thể phục hồi mạnh mẽ vào hai quý cuối năm.

Những tác động bất lợi từ bối cảnh kinh tế thế giới, suy giảm thương mại toàn cầu và chính sách tiền tệ nới lỏng dường như đã tới hạn cho dù những khó khăn và thách thức đối với đầu tư, tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn còn tiềm ẩn. Rất nhiều mô hình kinh tế hiện nay đã không thể mô hình hóa được sự năng động, sự thay đổi của xã hội với tốc độ nhanh chóng như hiện nay.

Dù vậy, nếu chúng ta tạo được bối cảnh chính sách hoàn thiện và thúc đẩy nền kinh tế vận hành trơn tru, Việt Nam sẽ thu hút được dòng vốn đầu tư quốc tế, đặc biệt là dòng vốn đầu tư chất lượng. Bối cảnh đầu tư tốt hơn, sức mua tăng, niềm tin về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam sẽ tốt hơn.

Mỗi khu vực và mỗi quốc gia sẽ có những bối cảnh kinh tế khác nhau. Theo ông, Việt Nam nên định vị mối quan hệ với các quốc gia, khu vực khác nhau như thế nào để phù hợp với các dòng chảy kinh tế trên thế giới?

Việt Nam đang nằm giữa những dòng chảy kinh tế với nhiều chiều, nhiều cường độ khác nhau. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không nên ngược chiều mà nên thuận chiều với các dòng chảy dựa trên triết lý ngoại giao được Việt Nam thực hiện suốt thời gian qua. Đó là hợp tác song phương, đa phương, cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Theo đó, có hai điểm cần chú ý để đón các dòng chảy về vốn vào Việt Nam.

Thứ nhất, xây dựng một nền kinh tế năng động để tạo sức hút đối với dòng chảy nguồn lực đầu tư nước ngoài. Mặc dù, dòng vốn đầu tư hiện nay đang trong xu hướng suy giảm song Việt Nam vẫn là điểm sáng đầu tư, là thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp quốc tế với nhiều chính sách ưu đãi và lợi thế cạnh tranh trong đầu tư.

Thứ hai, xây dựng niềm tin đầu tư chiến lược để hút vốn đầu tư chất lượng trong các lĩnh vực tăng trưởng xanh và bền vững, công nghệ cao, chip hay bán dẫn… bởi đây là những lĩnh vực vừa cần nhiều vốn, vừa cần thời gian.

Là tổ chức của các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam trên toàn cầu, AVSE Global dự kiến đóng góp vào việc xây dựng và hình thành con đường riêng đó như thế nào, thưa ông?

Kể từ khi AVSE Global được thành lập, chúng tôi luôn hướng tới mục tiêu “đưa Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới đến Việt Nam”.

Việt Nam có rất nhiều người Việt có tầm ảnh hưởng đang rất thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới. Họ có khả năng kết nối, mong muốn cống hiến và đưa Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng trong tương lai.Trong quá trình làm việc, AVSE Global cũng nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ của rất nhiều người Việt có tầm ảnh hưởng ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, chúng tôi mong muốn tạo ra một không gian để hội tụ những người có tầm ảnh hưởng để chia sẻ khát vọng, chung tay hành động vì tương lai Việt Nam.
DanQuyen.com (Theo vneconomy.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng (01-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng (01-05-2024)
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)
    Giá vàng chiều nay (25-4): Quay đầu giảm mạnh (25-04-2024)
    Shark Hưng: Chung cư Hà Nội đang tăng giá đột biến, sẽ khó giảm (25-04-2024)
    'Công thần' của Ngân hàng OCB bất ngờ xin rời ghế tổng giám đốc (24-04-2024)
    Đấu thầu vàng miếng: Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Cách nghĩ ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào? (31-03-2024)
    Giá tiêu hôm nay 31/3/2024, vụ mùa thu hoạch thuận lợi, tiêu được giá, người trồng phấn khởi không vội bán ra (30-03-2024)
    Chủ động đón dòng vốn chất lượng cao (30-03-2024)
    Giá vàng hôm nay 28/3/2024: Giá vàng 'nổi loạn', nhà đầu tư 'yêu' vàng nhẫn 9999, đà tăng chưa dừng ở đây (27-03-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/3/2024, thị trường ổn định, tiêu Việt đối mặt loạt yêu cầu mới của các nước nhập khẩu (27-03-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/3/2024: Giá vàng miếng SJC liên tục 'rơi', thế giới tăng vọt, bao giờ đạt kỷ lục 2.300 USD/ounce? (26-03-2024)
    Giá vàng SJC giảm sốc, mất mốc 80 triệu đồng (25-03-2024)
    Đến lượt HoSE tạm thời ngắt kết nối giao dịch với Chứng khoán VNDirect (25-03-2024)
    Vàng lao dốc, người mua lỗ nặng sau 1 tuần (23-03-2024)
    Hàng triệu người Australia không có tiền dự phòng cho những trường hợp bất trắc (23-03-2024)
    Pacific Airlines trả slot không khai thác (23-03-2024)
    Xiaomi báo lãi 2023 đạt 2,67 tỷ USD, vượt cả kỳ vọng (22-03-2024)
    HPX dư mua giá trần hơn 20 triệu cổ phiếu trong phiên cuối tuần (22-03-2024)
    Giá xăng tăng mạnh, RON95 vượt 24.000 đồng/lít (21-03-2024)
    Giá vàng SJC lao dốc sau đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng (21-03-2024)
    Eximbank thông tin buổi gặp gỡ khách hàng nợ quá hạn 8,8 tỷ (21-03-2024)
    Vàng miếng 'quay xe', vàng nhẫn vẫn vút tăng (21-03-2024)
    Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng (21-03-2024)
    Giao Bộ Công an điều tra, xử lý hành vi thao túng thị trường vàng (20-03-2024)
    Vụ Tân Hoàng Minh và bài học 'chủ quan' khi hành nghề kiểm toán (20-03-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152839562.